03 Jul
03Jul

Brand Marketing là một cách để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bằng cách quảng bá thương hiệu. Đây là việc kể câu chuyện về dịch vụ hoặc sản phẩm bằng cách nhấn mạnh toàn bộ thương hiệu. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa Branding - Marketingcách xây dựng Brand Marketing thành công.


1. Sự khác biệt giữa Branding và Marketing

Marketing là cách bạn xây dựng nhận thức về thương hiệu và các sản phẩm/dịch vụ của mình. Còn thương hiệu là cách bạn thể hiện doanh nghiệp của mình dành cho ai và tất cả về nội dung của doanh nghiệp - là một trong những nền tảng cơ bản của chiến lược tiếp thị.

Ví dụ: Với KFC thương hiệu là "các loại thảo mộc và gia vị bí mật". Chiến lược marketing là tất cả những hành động khiến khách hàng hào hứng thử món gà.

Để xác định thương hiệu, doanh nghiệp cần lựa chọn logo cẩn thận, kiểu chữ và màu sắc kinh doanh để thể hiện giá trị thương hiệu của bạn. 

Ví dụ:

- Nếu thương hiệu của bạn táo bạo, bạn có thể lựa chọn một bảng màu tươi sáng và tông giọng truyền đạt mạnh mẽ.

- Nếu là một thương hiệu truyền thống, vượt thời gian có thể sử dụng màu sắt nổi bật, phông chữ tinh tế cho trang web và mẫu email

2. 5 bước tạo Brand Marketing


Bước 1: Hiểu mục đích thương hiệu

Bạn nên xác định được mục đích thương hiệu của mình qua việc trả lời các câu hỏi:

  • Đối tượng mục tiêu là ai?
  • Tại sao họ sẽ tin tưởng bạn?
  • Thương hiệu khiến họ cảm thấy gì?
  • Thách thức mà thương hiệu cần giải quyết?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai?
  • Câu chuyện nền tảng của thương hiệu?
  • Tại sao nó được tạo ra?
  • Nếu thương hiệu là một con người, họ sẽ là ai và tại sao?

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Hiểu khách hàng của bạn là ai bằng cách tạo ra tính cách khách hàng.

Khi xây dựng tính cách khách hàng, trả lời những câu hỏi như:

  • Nhân khẩu học: tuổi, vị trí sống, nghề nghiệp, học vấn, tình trạng quan hệ,...
  • Lần mua hàng gần đây nhất và họ thích mua sắm ở đâu?
  • Họ cần gì ở sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định và bán câu chuyện

Bạn có thể bán câu chuyện về thương hiệu bằng cách tạo ra thông điệp phù hợp. Câu chuyện sẽ giúp kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng mục tiêu, khuyến khích lòng trung thành và giúp gợi nhớ thương hệu.

Bước 4: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định xem bạn khác biệt như thế nào với họ, sau đó tập trung vào sự khác biệt này trong thông điệp tiếp thị.

Bước 5: Tạo các nguyên tắc thương hiệu

Khi bạn hiểu thương hiệu và đối tượng mục tiêu, hãy nghĩ về cách kết nối họ trong hoạt động tiếp thị. Nguyên tắc sáng tạo là nơi bạn sẽ bao gồm logo, màu sắc, phông chữ, tông giọng,... Nó sẽ giúp các nhà thiết kế và nhà tiếp thị truyền tải thông điệp của doanh nghiệp theo cách tốt nhất có thể cũng như đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu.

Lời kết: 

Khi tạo ra một chiến lược tiếp thị thương hiệu,  hãy đầu tư vào một tầm nhìn dài hạn. Bạn không cần phải thay đổi màu sắc mỗi khi bạn tạo ra một chiến dịch tiếp thị hoặc logo mới. Vì làm vậy có thể gây hại hơn vì sự không nhất quán và những thay đổi cực đoan có thể sẽ khiến khách hàng bối rối.

Nếu bạn cần học kiến thức về Digital Marketing mà chưa biết bắt đầu từ đâu hãy nhanh tay đăng kí khóa học Digital Marketing tại trung tâm IMTA đào tạo Digital Marketing từ cơ bản đến nâng cao.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING