14 Jul

Growth Marketing là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Vậy Growth Marketing là gì? Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu khái niệm Growth Marketing nhé!

1. Growth Marketing  là gì?


Growth Marketing  là giải pháp kết hợp Branding và Performance Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng phù hợp, giúp họ giải quyết những vấn đề bằng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, và biến họ trở thành khách hàng trung thành.

4 đặc trưng của Growth Marketing  bạn cần biết:

Growth Marketing  là sự kết hợp giữa Brand Marketing và Performance Marketing

Growth Marketing  theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững: Tăng trưởng doanh thu không chỉ dừng ở việc thu hút khách hàng mới mà còn là khai thác và tận dụng các khách hàng đã có.

Growth Marketing  tập trung phục vụ những khách hàng phù hợp nhất

Growth Marketing  là quá trình thử nghiệm theo chu kỳ dựa trên dữ liệu: Các giả thuyết được hình thành hàng tháng/quý, và các Growth Marketers sẽ thử nghiệm dựa trên các kênh khác nhau, đo lường và tối ưu liên tục để kiểm nghiệm giả thuyết đó. Dựa trên dữ liệu thu thập được để tiếp tục đề ra các giả thuyết mới và lại bắt đầu quá trình thử nghiệm.

2. Các chiến lược trọng tâm của Growth Marketing 

A/B Testing


Được biết đến với tên gọi là thử nghiệm ba biến. Dựa trên việc thử nghiệm, so sánh 2 phiền bản A và B trên cùng một tình huống, đưa ra đánh giá xem phương án nào phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Chiến thuật này có thể áp dụng tại Landing Page, Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, Email marketing.

Cross-chanel marketing

Đây là mô hình tiếp thị đa kênh và tập trung vào xây dựng kế hoạch tiếp thị cho nhiều kênh như: SMS, Push Notification,... Nhằm tiếp cận nhiều khách hàng dễ dàng qua hành vi, sở thích của họ. Để đạt được hiệu quả tốt cho chiến thuật này, doanh nghiệp cần dựa vào thói quen và sở thích của người dùng trên nhiều kênh để đưa ra chiến dịch tối ưu.

Customer Lifecycle 

Khi thực hiện Growth Marketing  cần lưu ý 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn kích hoạt: Với giai đoạn này, Growth Marketer cần tập trung vào việc đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu, mời trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ,... Từ đó xây dựng mối quan hệ và nâng cao độ uy tín với khách hàng.

Giai đoạn nuôi dưỡng: Với giai đoạn này sẽ chiếm phần lớn trong chiến dịch này. Để có hiệu quả tốt nhất, các nhà tiếp thị tăng trưởng nên thực hiện bán hàng, đưa ra chương trình khuyến mại,...

Giai đoạn kích hoạt lại: Vào thời điểm này, doanh nghiệp nên tập trung vào việc đẩy nhanh và thường xuyên độ tương tác với khách hàng. Nhờ đó, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng tốt nhất.

Lời kết: 

Với bài viết trên chia sẻ về khái niệm Growth Marketing và những thuật ngữ liên quan phổ biến. Mong rằng bạn đọc sẽ hiểu hơn về phương pháp này, và ứng dụng cho doanh nghiệp của mình một cách tốt nhất.

Nếu bạn cần học kiến thức về Digital Marketing mà chưa biết bắt đầu từ đâu hãy nhanh tay đăng kí khóa học Digital Marketing tại trung tâm IMTA đào tạo Digital Marketing từ cơ bản đến nâng cao.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING