Chiến lược STP là gì? STP là chiến lược Marketing quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm ra được lợi thế cạnh tranh hiệu quả bằng cách tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu STP là gì cũng như cách áp dụng marketing STP hiệu quả tại bài viết này nhé!
STP là một mô hình chiến lược nổi tiếng trong Marketing.
STP là viết tắt của 3 từ S - Segmentation (Phân khúc thị trường), T - Targeting (Thị trường mục tiêu), P - Positioning (Định vị thương hiệu). STP là chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được phân khúc thị trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu cụ thể cũng như định vị thương hiệu thành công.Khi áp dụng chiến lược STP trong Marketing doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực của mình vào khai thác một số nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh, xây dựng hình ảnh riêng, rõ nét trên thị trường đó.
Chiến lược STP bao gồm 3 yếu tố chính như sau:
là hoạt động phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu, việc phân chia nhóm khách hàng khác nhau có thể dựa trên những đặc điểm cụ thể của khách hàng như: tuổi tác, thu nhập, đặc điểm tính cách, hành vi. Những phân khúc này sau đó có thể được sử dụng để tối ưu hóa sản phẩm và quảng cáo cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về từng đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách nắm bắt được đặc điểm chính, nhu cầu cũng như hành vi, tâm lý của họ để từ đó xây dựng được các chiến lược Marketing cũng như chiến lược bán hàng phù hợp với từng phân khúc thị trường.
Những tiêu chí cần có đối với mỗi phân khúc thị trường:
- Khả thi: Doanh nghiệp cần có đủ nguồn lực (tài chính, công nghệ, thiết bị,...) để phục vụ được khách hàng mục tiêu đã xác định.
- Có thể đo lường được: Doanh nghiệp cần có khả năng đo lường được những yếu tố như sức mua của khách hàng, kích cỡ phân khúc, doanh thu sản phẩm cũng như lợi nhuận.
- Có khả năng sinh lời được: Những phân khúc thị trường mà doanh nghiệp xác định cần phải đủ lớn, có một số lượng lớn khách hàng có nhu cầu nhất định và tạo ra đủ lợi nhuận để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động.
- Có tính khác biệt: Phân khúc thị trường dành cho những người trẻ tuổi sẽ khác với dành cho những người trung niên. Mỗi phân khúc thị trường của doanh nghiệp phải khác biệt và phục vụ những đối tượng khác nhau.
là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường mục tiêu?
Lý do quan trọng nhất để lựa chọn thị trường mục tiêu đó là giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mục tiêu cũng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Các phương pháp lựa chọn thị trường mục tiêu
Tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể: Đối với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ chỉ lựa chọn tới một phân đoạn thị trường cụ thể. Phương phát này giúp doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn lực vào đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thế mạnh.
Chuyên môn hóa có chọn lọc: Doanh nghiệp sẽ chọn lọc một số phân khúc thị trường để hoạt động, mỗi phân khúc thị trường đều có sức hấp dẫn khách quan và phù hợp với những mục tiêu và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Phương pháp này giúp doanh nghiệp đa dạng hóa rủi ro, dù cho một đoạn thị trường có trở nên không hấp dẫn.
Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường: Doanh nghiệp tập trung phục vụ nhu cầu của một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trường mục tiêu này. Phương pháp này có ưu điểm giúp doanh nghiệp sở hữu được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ vì chuyên môn hóa vào việc phục vụ nhóm khách hàng cụ thể.
Bao phủ toàn bộ thị trường: Với phương pháp này, doanh nghiệp hướng đến việc phục vụ toàn bộ thị trường với chiến lược marketing không phân biệt. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu theo phương pháp này sẽ tập trung vào tìm kiếm điểm chung trong nhu cầu của khách hàng hơn là sản xuất ra các sản phẩm khác biệt.
là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm cũng như thương hiệu một vị trí nhất định so với đối thủ cạnh trnah trong tâm trí khách hàng.
Tại sao doanh nghiệp cần định vị thương hiệu?
Định vị thương hiệu giúp khách hàng nhớ tới doanh nghiệpĐịnh vị thương hiệu giúp doanh nghiệp sở hữu lợi thế cạnh tranhĐịnh vị thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng được những thông điệp quảng cáo phù hợp.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là 1 việc rất quan trọng, bởi công việc này giúp doanh nghiêp giảm thiểu được rủi ro và định hướng hiệu quả khi kinh doanh. Nếu doanh nghiệp chủ quan, nghiên cứu thị trường không rõ ràng hoặc không tìm hiểu về thị trường trước khi kinh doanh, các hậu quả nặng nề như lãng phí nguồn lực, chi phí, hoặc thậm chí là thất bại hoàn toàn sẽ có nguy cơ xảy ra.
Bước 2: Xác định phân khúc thị trường
Khi đã nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp đang triển khai những hoạt động kinh doanh, bước tiếp theo là xác định phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng đến.
Bước 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi xác định phân khúc thị trường, ở bước này, doanh nghiệp sẽ chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm cũng như phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.
Có 6 bước để doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp:
Bước 1: Tìm hiểu thị trường ngách
Bước 2: Tìm hiểu về khách hàng hiện tại của bạn
Bước 3: Phân tích số liệu
Bước 4: Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
Bước 5: Hiểu tính năng và lợi ích sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp
Bước 6: Đánh giá hiệu quả của thị trường mục tiêu
Bước 4: Định vị thương hiệu
Bước cuối cùng trong quá trình áp dụng STP đó là định vị thương hiệu.
Bước 1: Vẽ bản đồ định vị
Bước 2: Xác định phương pháp định vị
Bước 3: Xây dựng mô hình Marketing Mix
Lời kết:
Chiến lược STP là chiến lược quan trọng trong Marketing, giúp doanh nghiệp có thể sở hữu lợi thế cạnh tranh bằng cách tập trung triển khai các chiến dịch Marketing hướng tới một đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả. Chúc các bạn thành công.
Ngoài ra nếu bạn cần học kiến thức về Digital Marketing mà chưa biết bắt đầu từ đâu hãy nhanh tay đăng kí khóa học Marketing tại trung tâm IMTA đào tạo Digital Marketing từ cơ bản đến nâng cao.