20 Mar
20Mar

 Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng điịnh vị trí doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Một thương hiệu vững mạnh sẽ giúp thu hút khách hàng và tạo lòng tin, biến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đang ngày càng trở nên quan trọng. Vậy định vị thương hiệu là gì? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây nhé!

1. Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là tạo dựng cho doanh nghiệp những nét khác biệt so với các thương hiệu khác, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 

Dễ hiểu hơn là khi bạn nhắc đến quả táo cắn dở thì bạn sẽ nghĩ ngay đến Thương Hiệu “Apple” nghĩ ngay điện thoại iPhone,….

Một thương hiệu đã được định vị vững vàng trong tấm trí khách hàng thường dễ dàng mở rộng quy mô, phân khúc sản phẩm hơn. Định vị thương hiệu đem đến cho bạn một nền tảng vững chắc từ giai đoạn thành lập đến khi phát triển và mở rộng.

2. Xây dựng chiến lược định vị như thế nào?


Hiện nay cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đi kèm với các chiến lược Marketing giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt. Sau đây là 5 chiến lược định vị thương hiệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

#1. Chiến lược dựa vào chất lượng

Đây là chiến lược lâu dài và bền bỉ.  Điều mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chiến lược này sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc kiểm chứng và chinh phục của khách hàng, nhưng khi đã định vị thành công thì thương hiệu của bạn sẽ sống mãi với thời gian.

#2.Chiến lược dựa vào giá trị 

Giá trị là những gì thật sự có ý nghĩa mà doanh nghiệp có thể đem đến cho khách hàng ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản. Ví dụ như những hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới: Louis Vuitton, Chanel, Prada,… ngoài việc đáp ứng nhu cầu mặc thời trang còn đem đến cho khách hàng một giá trị nhất định là đẳng cấp sang trọng.

#3. Chiến lược dựa vào tính năng

Nhấn mạnh vào tính năng của sản phẩm là cách mà nhiều doanh nghiệp trong ngành hàng công nghệ thường sử dụng, đặc biệt là di động. Tuy nhiên, kế hoạch định vị thương hiệu dựa vào tính năng sẽ dễ dàng mất tác dụng nếu trên thị trường xuất hiện những sản phẩm mới có tính năng hoàn thiện hơn. Đó chính là lý do những doanh nghiệp này phải liên tục đổi mới sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.

#4. Chiến lược dựa vào vấn đề, giải pháp

Những doanh nghiệp ngành dược phẩm thường sử dụng chiến lược này, nhắc đến các vấn đề khách hàng gặp phải và đưa ra giải pháp chính là sản phẩm của họ. 

Ví dụ như hãng thuốc Panadol đã rất thành công với thông điệp ngắn gọn “Giảm đau, hạ sốt, không gây buồn ngủ”. Đây cũng là một cách hay để gây ấn tượng với khách hàng, khiến họ quan tâm và sử dụng sản phẩm

#5. Chiến lược dựa vào đối thủ

Nhiều hãng bột giặt, dầu gội đầu có một thời gian rất chuộng chiến lược định vị thương hiệu này. Doanh nghiệp sẽ so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh để chứng minh chất lượng. Ví dụ như OMO đã từng có TVC quảng cáo so sánh “bột giặt OMO đánh tan vết bẩn nhanh và sạch hơn không chỉ một mà là năm muỗng bột giặt thường cộng lại”. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chiến lược này có thể sẽ gây ra một hình ảnh xấu cho doanh nghiệp vì đang cố tình hạ thấp đối thủ không có căn cứ.

3. Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chi tiết từ A-Z


Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu

Bạn cần xác định được đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình là ai. Nhóm khách hàng mục tiêu này đang quan tâm đến vấn đề gì, họ cần hỗ trợ giải pháp nào, đặc điểm nhân khẩu học ra sao… Có thể phác thảo nên một bản chân dung khách hàng để phục vụ hoạt động định vị thương hiệu tốt hơn.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, bạn cần tìm hiểu rõ về họ. Đây chính là đối thủ có thể cướp đi tệp khách hàng tiềm năng của bạn và cũng có thể là đơn vị cho bạn nhiều bài học, kiến thức giá trị.

 Bước 3: Nghiên cứu thuộc tính của sản phẩm

Những thuộc tính nào có tác động tới quyết định mua hàng của khách đều cần được nghiên cứu. Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được để xác định đúng điểm bán hàng độc nhất, đặc tính nổi trội nhất của sản phẩm. Đó là điểm mấu chốt tạo nên nét riêng cho thương hiệu.

Bước 4: Xác định phương pháp định vị phù hợp

Đã hiểu mình rõ người, bạn cần xác định được phương pháp định vị phù hợp nhất với mục đích, đặc điểm doanh nghiệp của mình. 

Bước 5: Định vị thương hiệu

Quy trình định vị thương hiệu có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào bước đi cuối cùng này.

Có thể sử dụng một sơ đồ định vị để dễ hình dung về vị trí thương hiệu của bạn đang ở đâu trong sơ đồ này. Các thành phần của sơ đồ là đặc tính nổi bật của thương hiệu. Từ đó sẽ xây dựng nên những chiến dịch truyền thông quảng bá nhằm khẳng định hình ảnh thương hiệu đi kèm ý nghĩa định vị đến khách hàng một cách rõ ràng nhất, dễ nhớ nhất, ấn tượng nhất.

Lời kết:

Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được ấn tượng tối với khách hàng, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững sau này.

Nếu bạn cần học kiến thức về Digital Marketing mà chưa biết bắt đầu từ đâu hãy nhanh tay đăng kí khóa học Marketing tại trung tâm IMTA đào tạo Digital Marketing từ cơ bản đến nâng cao.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING